Nên hay không can thiệp ghép da từ giai đoạn vết thương?
Một học sinh đặt câu hỏi: "Em có nguyện vọng theo ngành điều dưỡng. Nhưng nghe nói ngành này học khó và ra trường làm rất vất vả?". Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng, Trưởng khoa Điều dưỡng và xét nghiệm Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết tất cả mọi ngành nghề trên thế gian, khi mang lại giá trị cho xã hội, chắc chắn phải trải qua quá trình rèn luyện vô cùng vất vả. Tất cả những gì chúng ta nhận được từ xã hội là những gì chúng ta đóng góp cho xã hội, từ đó xã hội mới hoàn trả cho chúng ta. "Không phải chỉ riêng ngành điều dưỡng mà tất cả những ngành thuộc khối ngành sức khỏe và tất cả ngành nghề khác đang từng ngày đóng góp vào cuộc sống của con người đều là những ngành học vất vả. Đặc biệt nếu như muốn có thu nhập tốt cho tương lai phù hợp thì chắc chắn càng phải đầu tư mức độ vất vả cao hơn" - TS Nguyễn Phương Tùng chia sẻ.Tay đua Việt Nam đầu tiên thắng chặng, áo vàng lại đổi chủ ở Cúp truyền hình
Loạt thử thách cam go mà cũng không kém phần thú vị của Kixx Challenge 2022 đã để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho các cầu thủ và người hâm mộ, đặc biệt là các bạn nhỏ yêu thích bóng đá
Vụ Thuduc House: Không phạm tội nhưng vẫn bị giữ lại 116 tỉ đồng?
Trận tứ kết 2 giữa đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng như một bộ phim hành động, với những kịch tính liên hồi. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 2 lần vượt lên dẫn trước (1-0, 2-1), còn đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi một trận đấu đầy quả cảm để 2 lần san bằng cách biệt (1-1, 2-2). Thậm chí, đội chủ nhà còn lật ngược tình thế khi vươn lên dẫn trước 3-2. Và lần thứ 3 trận đấu được đưa trở về vạch xuất phát, đại diện đến từ Đà Nẵng gỡ hòa 3-3 ngay phút thi đấu chính thức cuối cùng (phút 80).Chưa hết, màn đấu súng của 2 đội trên chấm luân lưu 11 m cũng nghẹt thở không kém. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lợi thế trước, nhưng một lần nữa đánh mất lợi thế và nhường lại quyền quyết định cho đối thủ. Nhưng ở lượt sút chốt hạ (lượt thứ 5), cầu thủ Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thực hiện không thành công. Chung cuộc, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng 5-4 sau 7 lượt sút.Sau trận đấu, HLV trưởng Trần Trung Kiên thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng và thừa nhận: "Đau tim thật". "Khi bước vào loạt luân lưu, chúng tôi đã xác định cơ hội là 50-50. Đội chiến thắng là đội ít sai sót hơn. Kết quả cuối cùng là sự nỗ lực của toàn thể đội bóng. Một trận đấu quá nhiều cảm xúc, từ vui mừng, đến nuối tiếc, rồi vỡ òa cảm xúc. Để đi qua những cung bậc cảm xúc đó thực sự rất khó khăn.", ông Kiên chia sẻ.Cũng theo HLV trưởng Trần Trung Kiên, thông qua những trận đấu kịch tính và nhiều cung bậc như vậy, ban huấn luyện thấy rõ được sự trưởng thành của các cầu thủ. "Trận đấu như vừa rồi chính là những thử thách để các em rèn luyện bản lĩnh, từ đó sẽ cứng cáp hơn để tiếp tục chinh phục những thử thách phía trước", ông Kiên nhấn mạnh."Ngay từ đầu, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng không đặt nặng thành tích. Lãnh đạo nhà trường cũng không giao chỉ tiêu thành tích ở giải đấu này. Chúng tôi sẽ cố gắng chơi từng trận một, trước mắt là tập trung vào trận đấu bán kết. Đến bây giờ, thì gặp đội nào cũng được. Chúng tôi sẽ cởi bỏ tâm lý, để cống hiến cho khán giả một trận cầu hấp dẫn. Nếu được vào chơi trận chung kết thì rất tuyệt vời", HLV trưởng đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cho biết.
Đặc biệt, bản công diễn lần này tái hiện trọn vẹn tinh thần bản gốc của năm 1875, mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho công chúng như khi thưởng lãm tại các nhà hát lớn trên thế giới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là nhà tài trợ độc quyền chương trình này, với mong muốn đưa tinh hoa của nghệ thuật thế giới đến gần hơn với công chúng trong nước, đồng thời góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa có sức sống vượt thời gian. Tiếp nối hành trình hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống", Techcombank không ngừng mở rộng những trải nghiệm đẳng cấp dành cho công chúng và khách hàng. Từ những giải pháp tài chính tiên phong đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, Techcombank luôn hướng đến việc kiến tạo những tiêu chuẩn và giá trị sống ngày càng được nâng tầm. Việc đưa nguyên tác "Carmen" về Việt Nam lần này không chỉ là một dấu ấn quan trọng, mà còn thể hiện nỗ lực kết nối Việt Nam với dòng chảy văn hóa toàn cầu, kiến tạo không gian giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, di sản với tương lai. Được biết, hai đêm công diễn cũng là dịp để Techcombank tri ân những hội viên Private. Họ chính là những khách hàng đã có những bước đường đồng hành bền chặt cùng ngân hàng trên hành trình quản lý gia sản và kiến tạo sự thịnh vượng vững bền. Đây không chỉ là những cá nhân thành công mà còn là những người luôn mang trong mình khát khao cống hiến, giữ gìn và kế thừa di sản cho những thế hệ mai sau. Đó cũng chính là tinh thần của Techcombank khi luôn mong muốn hướng tới sự bền vững, lan tỏa được những giá trị tinh hoa qua nhiều thế hệ.Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị - Ngân hàng Techcombank chia sẻ: "Techcombank đồng hành cùng Nhà hát Hồ Gươm, tái hiện trọn vẹn nguyên tác 150 năm tuổi của vở opera kiệt tác thế giới "Carmen". Chúng tôi trân trọng những bản sắc, tinh hoa của nghệ thuật thế giới và mong muốn lan tỏa những giá trị di sản này với công chúng trong nước. Đặc biệt, sự kiện này cũng là món quà mà ngân hàng dành riêng cho những khách hàng Techcombank Private. Đây tiếp tục là lời tri ân trên hành trình nâng tầm những giá trị sống của khách hàng, để tài sản không ngừng được sinh sôi, và để những di sản nảy lộc vượt thời".Khác với nhiều phiên bản đã từng được trình diễn trên thế giới, Carmen tại Nhà hát Hồ Gươm lần này tái hiện trọn vẹn nguyên tác từ năm 1875 - từ thiết kế sân khấu, phục trang đến âm thanh, bối cảnh. Được phục dựng bởi Nhà hát Hoàng gia Versailles, Trung tâm âm nhạc Lãng mạn Pháp Palazzetto Bru Zane và Nhà hát Rouen Normandie, vở diễn sẽ đưa khán giả Việt Nam về với thành phố Seville, Tây Ban Nha thế kỷ XIX - nơi nàng Carmen, biểu tượng của đam mê, tự do và cá tính được kể lại theo đúng tinh thần nguyên bản.Sir Thomas Beecham - Nhạc trưởng nổi tiếng nước Anh, từng ca ngợi phần mở đầu của vở opera này là "quốc ca thực sự của nước Pháp". Một tác phẩm có sức ảnh hưởng vượt thời gian, trải qua 150 năm trường tồn vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu khán giả khắp thế giới. Và năm nay, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á công diễn trọn vẹn phiên bản nguyên gốc của kiệt tác này, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả thủ đô những trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp và đặc quyền, không thua kém gì như khi thưởng thức tại các nhà hát lớn trên thế giới. Đại diện Ban Tổ chức cho biết sự xuất hiện của nguyên tác Carmen tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 150 năm kiệt tác bất hủ này ra đời không chỉ là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế mà còn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam được đến gần hơn với tinh hoa nghệ thuật thế giới trong không gian văn hóa đẳng cấp của Nhà hát Hồ Gươm - top 10 nhà hát tuyệt vời nhất thế giới. Các thông tin về tác phẩm và nhân vật cũng sẽ được khai thác từ nhiều góc độ, nhằm đưa Carmen tới công chúng một cách chân thực nhất, gần gũi nhất.
Bức xúc xe khách 16 chỗ tạt đầu, 'cướp đường' gây va chạm… rồi bỏ chạy
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.